Xuất hàng mẫu, khuyến mãi, xuất tặng, quà biếu

I. Xuất hàng mẫu, khuyến mãi, xuất tặng, quà biếu

1. Căn cứ pháp lý

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP về hoạt động xúc tiến thương mại:

            “Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:

  1. a) Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại Khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
  2. b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

– Theo Khoản 3.14, Điều 29 về nguyên tắc hàng tồn kho quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC: Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mãi, quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc:

            + Trưởng hợp, xuất hàng tồn kho để khuyến mãi, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phầm, hàng hóa,… kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mãi, quảng cáo)

            + Trưởng hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mãi, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mãi, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm dược tặng 1 sản phẩm…) thì kế toản phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mãi, giá trị hàng khuyến mãi được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán)

2. Hạch toán hàng mẫu, khuyến mãi, biếu, tặng

2.1. Đối với bên xuất hàng hóa khuyễn mãi, biếu tặng

+ Trường hợp 1: Những đơn vị thực hiện khuyến mãi, biếu, tặng có tổng giá trị > 100 triệu đồng nhưng không làm công văn gửi Sở Công thương

a. Khuyến mãi không điều kiện

Hạch toán vào chi phí bán hàng

Nợ TK641

Có TK156, 3331

b. Khuyến mãi kèm điều kiện

Ghi nhận giá vốn hàng bán hàng khuyến mãi, biếu, tặng

Nợ TK632

Có TK155,156

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK111, 112, 131

Có TK5111, 3331

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:

++) Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Có TK 156 – Hàng hóa (giá vốn).

++) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….)

– Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)

Có TK 156 – Hàng hóa.

– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131…

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

2.2. Đối với bên nhận hàng khuyến mãi, biếu, tặng

Xem nội dung ở mục 2.1. Nhập hàng >> Nhập hàng khuyến mãi

a. Cách xác định giá trị hàng khuyến mãi, biếu, tặng

Theo Công văn số 5357/TCT-CS ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Tổng Cục Thuế về chính sách thuế, hướng dẫn cách xác định giá trị của hàng khuyến mãi để ghi giảm gái trị hàng hóa mua về như sau:

+ Trường hợp cả hàng hóa mua và hàng hóa khuyến mãi là giống hệt nhau được xác định là tổng số tiền phải trả hoặc đã trả để mua hàng chia cho tổng số lượng hàng hóa được nhận về

+ Trường hợp hàng hóa được khuyến mãi khác với hàng hóa mà doanh nghiệp mua về thì căn cứ vào gái trị niêm yết của hàng khuyến mãi mà bên bán hàng công bố cho khách hàng hoặc giá trị thị trường của hàng hóa giống hệt để xác định giá trị hàng hóa khuyến mãi

 

II. Xuất hàng thẳng không qua kho

1. Căn cứ pháp lý

Khi Doanh nghiệp mua hàng hóa, sau đó chuyển thẳng cho khách hàng mà không tiến hành nhập kho thì vẫn phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng). Chỉ không làm thủ tục nhập kho. (Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

2. Hạch toán hàng xuất thẳng không nhập kho

Do mua hàng bán thẳng không qua nhập kho (không làm thụ tục nhập kho, không có phiếu nhập kho) nên các bạn không thể hạch toán qua tài khoản 156, mà chỉ cần phần ánh giá vốn và doanh thu, cụ thể như sau:

b1. Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ

– Khi mua hàng, kế toán định khoản:

Nợ TK632  Trị giá mua hàng chưa thuế

Nợ TK133  Thuế GTGT

Có TK111, 112, 331  Tổng trị giá lô hàng mua bán thẳng

– Khi bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK111, 112, 131  Tổng giá trị lô hàng xuất bán thẳng

Có TK511  Doanh thu hàng xuất bán thẳng

Có TK3331  Thuế GTGT hàng xuất bán thẳng

b2. Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:

– Khi mua hàng, kế toán định khoản:

Nợ TK632 Tổng trị giá lô hàng mua bán thẳng

Có TK111, 112, 331  Tổng trị giá lô hàng mua bán thẳng

– Khi bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK111, 112, 131  Tổng giá trị lô hàng xuất bán thẳng

Có TK511  Tổng giá trị lô hàng xuất bán thẳng

 

Phần mềm kế toán Việt Đà chúc các bạn thành công. Mọi vướng mắc vui lòng bình luận ngay dưới bài viết !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#