Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
* Ngày 05/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của NNT trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các CQ nhà nước trong quản lý thuế đối với NNT có phát sinh giao dịch liên kết.
Nghị định gồm có 4 chương với 23 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020.
1. Nghị định thay thế các văn bản sau:
– Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017;
– Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020.
Của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
è Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 20/2017/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020.
2. Các nội dung mới của Nghị định
2.1. Nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20 lên 30%:
Chi phí lãi vay – (lãi tiền gửi + lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được tính vào TNCT <= 30% (
Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động KD + Chi phí lãi vay – (lãi tiền gửi + lãi cho vay) + Chi phí khấu hao TSCĐ )
Theo (điểm a khoản 3 Điều 16)
Ví dụ:
Doanh nghiệp có GDLK, có các dữ liệu năm 2021 sau:
– Thu nhập thuần từ hoạt động KD: 1.500
– Lãi tiền vay – lãi tiền gửi: 1.000
– Chi khấu hao TSCĐ : 500
èLãi tiền vay được tính vào TNCT trong năm là:
(1.500 + 1.000 + 500) X 30% = 900
Số lãi không được trừ khi tính TNCT 2021 là:
1.000 – 900 = 100 è chuyển tiếp qua năm 2022.
2.2. Mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thuế TNDN:
Loại trừ các khoản vay của NNT là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức KD bảo hiểm theo Luật KD bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác). (Điểm c khoản 3 Điều 16).
2.3. Quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
– Thời điểm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia: chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
(Trước đây quy định cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán).
– Cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia: báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu Nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước có ký Thoả thuận. NNT chỉ phải cung cấp cho CQT trong trường hợp Nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước không ký Thoả thuận.
Trước đây quy định NNT tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có nghĩa vụ lưu trữ và cung cấp cho cơ quan thuế báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao và cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN.
3. Quy định các nội dung chuyển tiếp
3.1. NNT thuộc trường hợp khai bổ sung hồ sơ QTT TNDN năm 2017, năm 2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 68/2020/NĐ-CP nhưng chưa khai bổ sung hồ sơ QTT TNDN được tiếp tục thực hiện đến trước ngày 01/01/2021;
3.2. NNT đã được CQT hoặc CQNN có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận, quyết định xử lý đối với kỳ tính thuế năm 2017, năm 2018 thuộc trường hợp được xác định lại số thuế phải nộp theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nhưng đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa gửi đề nghị cho CQT thì NNT có quyền đề nghị CQT quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp;
3.3. Trường hợp NNT có số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã nộp NSNN của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN từ năm 2020 đến năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
3.4. Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo khi QTT TNDN năm 2019 theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020. Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo.