1. Đặc thù kế toán ngành vận tải
– Các loại hình vận tải hiện nay: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải đường hàng không và vận tải đường ống.
– Hoạt động vận tải chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, xác định chi phí nhiên liệu trong giá thành và chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với doanh thu cần xét đến nhiều yếu tố
+ Phương tiện : Loại xe, Tải trọng, Năm SX, Nước SX
+ Cung đường vận chuyển : đồng bằng, miền núi, đường sông…
+ Cự ly vận chuyển
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển.
+ Tính chất hàng hóa vận chuyển như: vận chuyển rau củ tươi sẽ khác rau củ khô…
– Khi vận chuyển căn cứ vào cung dường, khối lượng và tính chất hàng hóa, kết hợp với định mức nhiên liệu đã có, ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện sử dụng để thực hiện công việc.
– Cưng đường vận chuyển, khối lượng hàng, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng.
- Chi phí phát sinh trong hoạt động vận tải
- Đối tượng tập hợp chi phí kinh doanh vận tải
- Đối tượng tập hợp chi phí
Trong kinh doanh vận tải là theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành đối tượng
– Vận chuyển hành khách
– Vận chuyển hàng hóa kí gửi…
- Phương pháp tập hợp chi phí
Áp dụng phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh vận tải
– Tiền lương của lái xe, phụ xe. Tiền lương bộ phận bán hàng, văn phòng, quản lý khác…
– Trích BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn trên tiền lương
– Chi phí bảo hiểm cho chuyến hàng (nếu có)
– Nhiên liệu
– Vật liệu phụ
– Chi phí săm lốp ắc quy
– Chi phí sửa chữa phương tiện
– Chi phí khấu hao phương tiện
– Chi phí phân bổ CCDC
– Chi phí dịch vụ mua ngoài
– Chi phí cầu phà, bến bãi, chi phí vé qua các trạm thu phí.
– Các khoản chi phí khác
3. Chi tiết chi phí phát sinh trong đơn vị vận tải
3.1. Chi phí nhiên liệu
Xác định chi phí nhiên liệu cho một đơn hàng vận tải thì
+ Xác định số chuyến vận chuyển: Khối lượng HH vận chuyển / Tải trọng phương tiện
+ Số KM xe chạy: số chuyến vận chuyển * cự ly vận chuyển * 2 (tính cả đi và về) + dự kiến số KM quay đầu phương tiện
+ Lượng nhiên liệu sử dụn: Số KM xe chạy * Định mức + hao hụt (do rơi vãi từ bơm rót, từ bảo trì, bảo dưỡng..)
Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ (trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể) , tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe.
Lưu ý về lấy hoá đơn xăng dầu:
– Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ
– Đơn vị cung cấp xăng gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe (đơn vị ký hợp đồng đổ nhiên liệu tập trung tại 1 đơn vị khác)
– Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường.
3.2. Chi phí nhân công
Tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe)
Tiền lương phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các khoản BHXH, BHYT….
Chi phí lương lái xe:
– Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca
– Kế toán đối chiếu với bảng định mức doanh thu để tính lương cho từng ca. Bảng định mức doanh thu để tính lương. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe,hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được
– Nếu xe không đứng tên công ty thì phải có hợp đồng thuê mượn xe. Giao khoán cho đơn vị thứ 3 vận chuyển công ty bạn chỉ là trung gian hưởng hoa hồng thì không đưa thêm tài xế, xăng dầu vì đã giao khoán thì bên nhận giao khoán đã đầy đủ các thủ tục trên họ phải lo tất cả
– Có lương tài xế, nếu không có tài xế thì hợp đồng thuê xe phải thuê luôn tài xế.
3.3. Chi phí SXC
+ Chi phí xăm lốp (nếu có):
Cũng phải được định mức (theo số Km vận chuyển):
Gồm Chi Phí mua, sửa chữa săm lốp ắc quy. Đây là 1 khoản chi phí phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, vì thế khoản chi phí này sẽ tiến hành trích trước và được theo dõi trên bảng phân bổ cuối kỳ tiến hành trích và phân bổ
* Cách xác định như sau:
Số tiền trích trước = Tổng số tiền mua, sửa săm lốp/ số tháng sử dụng ước tính ( thong thường 1 năm)
+ Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện
+ Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …)
+ Các khoản phí, lệ phí : giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm…
+ Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ
+ Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật
+ Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa .
+ Chi phí khấu hao
++ Thời gian trích khấu hao phương tiện thực hiện theo khung khấu hao quy định
++ Trước khi trích khấu hao phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Việt Đà chúc các bạn thành công !