Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Tại Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định có 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bao gồm:

Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp nhập trước, xuất trước

Phương pháp đích danh

a. Phương pháp tính theo giá đích danh

Tại Điểm a Khoản 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp tính theo giá đich danh như sau:

“ Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.”

b. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Tại Điểm c Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thì:

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ

Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

c. Phương pháp bình quân gia quyền

Tại Điểm b Khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp bình quân gia quyền như sau:

Theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#