10 vấn đề trọng yếu trong quản trị sự thay đổi

Đứng trước giai đoạn phục hồi 2022, nhận diện và quản trị sự thay đổi của bối cảnh tác động lên sức mạnh và năng lực cạnh tranh của tổ chức là điều tối quan trọng.
10 vấn đề trọng yếu trong quản trị sự thay đổi ở mỗi DN gồm:
1. Hệ thống con người
2. Bắt đầu từ Lãnh đạo
3. Lôi kéo sự tham gia của mọi cấp
4. Xây dựng các trường hợp kiểu mẫu để dễ dàng vận dụng
5. Xây dựng các Hình mẫu tiên phong
6. Thông điệp rõ ràng và dễ hiểu
7. Thay đổi văn hoá: loại bỏ những giá trị có tính trì hoãn, bổ sung những giá trị phù hợp thời cuộc
8. Định hình văn hoá mới
9. Sẵn sàng trước mọi bất ngờ
10. Tác động và vai trò của từng cá nhân như 1 miếng ghép không thể khuyết thiếu trong 1 bức tranh tổng thể.
CÔNG THỨC
SỰ THAY ĐỔI = Tầm nhìn + Kỹ năng + Động lực + Nguồn lực + Kế hoạch hành động.
– Thiếu tầm nhìn: dẫn tới sự hoang mang trong tổ chức và chỉ tập trung vào ngắn hạn, khó dẫn đến sự đổi mới vượt bậc về chất
– Thiếu kỹ năng (và năng lực): là điểm rất yếu của hầu hết các DN Việt, dẫn đến “lực bất tòng tâm”, khó đạt được mục tiêu.
– Thiếu động lực: triệt tiêu năng lượng tổ chức, gây mâu thuẫn, tranh chấp và phá vỡ tổ chức.
– Thiếu Nguồn lực: cũng là vấn đề thách thức lớn nhất của DN, thiếu hụt nguồn lực vừa tạo ra áp lực để thay đổi, vừa có thể dẫn đến sự thất vọng đối với mọi nhân sự trong tổ chức vì không thể thực thi được mục tiêu.
– Thiếu kế hoạch thực thi: được gọi là “thất bại ngay từ đầu” vì dù tốt chiến lược, dư thừa nguồn lực, rất nhiều cá nhân (sinh ra ở vạch đích) lẫn tổ chức được đầu tư bài bản vẫn thất bại nặng nề. Thiếu kế hoạch thực thi thường dẫn tới sự hỗn loạn và chồng chéo hoạt động, lãng phí nguồn lực và kéo theo sự sụt giảm động lực của tổ chức.
 
Fb Đặng Thanh Vân
 
#phanmemketoan
#phanmemketoandesudung
#VietDaAccounting
#SME
#phanmemketoanlamnhieudonvi
#chamsockhachhangtantam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#